••
Từ xưa các triết gia cổ đại từng tranh cãi về giá trị
và bản chất của hạnh phúc. Ngày nay, người ta
vẫn tiếp tục mổ xẻ khái niệm này… 1. Hạnh phúc là một trong những cảm giác tuyệt
vời nhất mà con người trải nghiệm trong cuộc
đời. Người mẹ cảm thấy hạnh phúc khi đứa con
qua cơn hiểm nghèo. bà nội trợ hãnh diện khi
làm món ăn được nhiều người khen, cậu sinh
viên thở phào sau đợt thi cử, chàng trai cảm thấy như tim mình đang “nở” sau buổi tối đi chơi với
người yêu… Động vật cũng có cảm giác thỏa mãn khi đạt
được điều gì đó. Thử quan sát con chuột sau khi
thoát ra khỏi cái bẫy chẳng hạn. Trong nhiều
trường hợp, hạnh phúc đến sau khi đạt được
khoái cảm. Bởi vậy, hạnh phúc đôi khi không
khó tìm nhưng thật mong manh và chóng tàn. Có lẽ chính vì vậy mà phật giáo quan niệm rằng,
việc kiếm tìm hạnh phúc hệt như đuổi theo một
cái bóng. Ngược lại, những người theo chủ
nghĩa khoái lạc Hy lạp thời cổ đại cho rằng hạnh
phúc cũng như khoái cảm có giá trị gần như
vĩnh viễn. Quan niệm này đã khai sinh các đấu trường đẫm máu và nước mắt, cũng như tạo ra
nhiều thống khổ cho kiếp nô lệ. Hạnh phúc lại đơm hoa kết trái khi Dante bước ra
thế giới từ ánh sáng thi ca. Những vần thơ ca
ngợi cái đẹp và sự hoan lạc của thi sĩ Ý trở thành
một học thuyết về hạnh phúc. Từ đó, người ta
nhận thấy hạnh phúc ẩn hiện khắp nơi, từ một
cuộc đi dạo trên bãi biển, từ ngụm rượu ngon, từ mùi hương hoa… Dù thế nào, hạnh phúc bao giờ cũng có hai mặt.
hạnh phúc của người này là nỗi thống khổ của
người khác. Thành Cát Tư Hãn từng nói: “Niềm
hạn phúc lớn nhất của ta là chinh phục nhân loại,
xua đuổi kẻ khác, chiếm tài sản của họ, nhấm
nháp nỗi thống khổ của họ, cướp đàn bà con gái của họ”. 2. Thế kỷ 19 đến, hạnh phúc theo chân nhà
khoa học vào phòng thí nghiệm. Vài kết quả
nghiên cứu tin rằng hạnh phúc xảy đến khi
nhiều chất hóa học trong cơ thể tương tác với
nhau. Khoa học gia Wiliam Janet cho rằng não có
thể diễn dịch những cảm xúc nằm dưới… cổ! Năm 1872, bác sĩ Camillo Golgi bắt đầu khám
phá thành phần nền tảng nhất của bộ não là
neuron và chính neuron chứ không phải tác
nhân nào khác đã tạo ra cảm xúc. Đến năm 1954, hai nhà phân tâm học Janes Olds
và Peter Milner đã gây chấn động khi phát hiện
“cơ chế” sinh ra hạnh phúc (nhờ thí nghiệm
ngẫu nhiên): Nghiên cứu cơ chế hoạt động của
não chuột, hai nhà khoa học đặt một điểm cực
vào một nơi mà sau này họ phát hiện ra đó chính là trung tâm tạo ra khoái cảm trong não. Sau khi
được kích điện vào đó, đám chuột có vài hành
động tương tự như khi động dục. Không chỉ
nhờ neuron, vài chất hoá học trong cơ thể cũng
góp phần đem lại cảm giác thoả mãn, chẳng hạn
serotonin, dopamine và nhất là endorphin - một morphin tự nhiên trong cơ thể… Nghiên cứu cho thấy nếu endorphin rơi đúng
vào các tế bào cảm nhận của hệ thần kinh, như
chìa khoá lọt vào đúng ổ, thì cảm giác hưng
phấn đạt đến trạng thái cao nhất. Hạnh phúc
xuất hiện chính xác hơn, cảm giác hạnh phúc
không đơn thuần khai sinh từ não mà phải có sự kết hợp của các chất hoá học trong cơ thể. 3. Tuy nhiên, khoa học cũng thừa nhận rằng
hạnh phúc là khái niệm rất trừu tượng. Có lẽ ở
phần này các tư tưởng gia có chỗ đứng vững
hơn với nhiều lý thuyết thuyết phục. Khái niệm hạnh phúc của phật giáo mang nặng ý
tưởng liên quan đến tinh thần và đạo đức. Hạnh
phúc theo kiểu Thành Cát Tư Hãn hoàn toàn chỉ
là cảm giác tự mãn. Tuỳ từng lĩnh vực và phạm
vi, hạnh phúc mang nhiều ý nghĩa riêng và thậm
chí trái ngược. Hạnh phúc của nạn nhân chiến tranh là chấm dứt khói lửa. Hạnh phúc của bố mẹ
là thấy con ngoan nhưng hạnh phúc của một số
con cái là thoát khỏi cặp mắt quan sát của phụ
huynh.. Hạnh phúc của kẻ mới yêu nhau là nhìn
về con đường hôn nhân phía trước nhưng có
khi vài năm sau họ lại cảm thấy “thật sự hạnh phúc” khi cầm đơn ly dị. Hạnh phúc của doanh
nhân là buôn may, bán đắt trong khi niềm sung
sướng của người mua là mua ít được nhiều… Cảm giác hạnh phúc thay đổi theo năm tháng.
Lúc nhỏ khác, khi trưởng thành khác. Hạnh phúc
cũng thay đổi tuỳ theo giới tính, tuỳ môi trường,
trình độ… Tuy nhiên, hạnh phúc có nhiều mẫu số
chung. Mọi người đếu cảm thấy hạnh phúc khi
không khí gia đình êm như lụa và con cái ngoan như cừu. Ai cũng có cảm giác khoái trá khi được
ngợi khen và tâng bốc. Và trong tình dục, khoái
cảm luôn đem lại cảm giác thoả mãn giống hệt
nhau cho bất kỳ người nào. Hạnh phúc, dường như chỉ là một hình thức cảm
giác sinh ra từ trí tưởng tượng, có khi không thật
nhưng lại tồn tại quanh quẩn đâu đó mà không
được biết đến.
wap đọc truyện hay nhất hiện nay trên mobile