08:33:23 | 23/12/24 |
Kẹo thong minh "Anh nhai gì thế?"
"Tôi đang nhai một loại sinh gôm đặc biệt, càng
nhai càng khôn ra".
"Cho tôi thử xem!"
"Chỉ còn một miếng thôi. Bán cho anh 10 đồng
đây, thế nào?" "Được! Tôi mua!"
"Sao? Thấy thông minh hơn chưa?"
"...Æ ờ! Hình như tôi đã mắc bẫy anh à ...?"
"Đấy, anh đã bắt đầu thông minh rồi đấy!"
………………………………………
Tự làm bẽ mặt Yến Tử là một viên tướng nước Tề, chuẩn bị đi sứ
sang nước Thục. Sau khi Thục vương biến tin này
liền gọi mấy vị cận thần đến bàn bạc:
- Yến Anh là người rất giỏi ngôn từ của nước Tề,
sắp tới sang nước ta đi sứ. Ta muốn làm nhục ông
ta một bận, các khanh xem có kế gì không. - Cận thần tả hữu nói:
Đợi ông ta sang đây, chúng tôi sẽ trói một người
dẫn đi qua trước mặt bệ hạ. Bệ hạ hỏi:
- Kẻ đó làm việc gì vậy?
Chúng tôi nói:
- Nó là người nước Tề. Bệ hạ lại hỏi:
- Nó phạm tội gì?
Chúng tôi trả lời:
- Nó phạm tội trộm cắp.
Hôm Yến tử đến nước Thục, Thục vương mở tiệc
rượu chiêu đãi. Đang lúc mọi người ăn uống đông vui, hai lính dịch dẫn một người bị trói đi quan,
Thục vương cố ý nhìn kỹ và hỏi:
- Các người trói đứa nào đấy, nó phạm tội gì?
Lính dịch trả lời:
Nó là người nước Tề, phạm tội trộm cắp ạ.
Thục Vương cười khà khà nhìn sang Yến Tử, nói: - Người nước Tề thiện nghệ trộm cắp nhỉ!
Yến Tử đứng dậy, rời khỏi bàn tiệc, trịnh trọng nói
với mọi người:
- Tôi đã từng nghe một chuyện như sau: Cây bưởi
sống ở bờ nam sông Hoài là cây bưởi, nhưng sống
ở bờ bắc sông Hoài thì thành cây bòng. Tuy chỉ là một cây, nhưng sống ở đất khác thì cho quả có
chất lượng khác nhau. Quả bưởi thì ngọt, quả
bòng thì chua. Vì sao? chính là do thuỷ thổ khác
nhau. Cũng như con người vậy, người nước Tề thì
chẳng ao giờ biết trộm cắp, nhưng khi sang sống ở
nước Thục thì lại sinh ra trộm cắp hay sao. Thục Vương nghe xong, cười gượng mà rằng:
- Đây quả là con người đức tài kiêm bị, chớ có trêu
chọc ông ta. Ta quả là tự làm bẽ mặt mình!
…………………………………………
Sách là do in mà thành Có một đứa bé chẳng chú ý học tập gì cả, suốt
ngày ham chơi, lang thang khắ